Trong ngành xây dựng nói riêng và trong cuộc sống nói chung thì việc ra đời của nhiều loại vật liệu khác nhau mang đến sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Với nhiều ưu điểm và lợi thế thì đá tự nhiên vẫn luôn là sự lựa chọn tuyệt vời. Một trong những loại đá được tìm kiếm là đá bazan. Cùng Đá Đức Hiếu tìm hiểu đá bazan là gì? Và những ứng dụng tuyệt vời của đá bazan trong đời sống hiện nay qua bài viết này nhé.
Giới thiệu về các loại đá tự nhiên
Trước khi tìm hiểu về đá bazan thì hãy cùng chúng tôi điểm qua một số loại đá tự nhiên. Về cơ bản các loại đá tự nhiên là một loại vật liệu hình thành trong thiên nhiên. Chúng được khai thác bằng công nghệ máy móc hiện đại và qua quá trình cắt xẻ tự được đưa vào sử dụng trong nhiều hạng mục công trình.
Đá tự nhiên được sử dụng nhiều gồm các loại chính sau:
Các loại đá tự nhiên được sử dụng trong xây dựng chủ yếu để ốp lát. Có những loại đá tự nhiên lát nền, có loại đá tự nhiên lát sân vườn, có loại dùng để ốp tường…. Tùy theo vị trí sử dụng mà mỗi loại đá được đưa vào thi công. Đá Đức Hiếu cũng đá có một bài viết chi tiết giới thiệu về các loại đá ốp lát. Quý khách hàng có thể tham khảo để có thêm nhiều thông tin hơn.
Trong các loại đá Granite thì có một dòng đá là đá bazan rất được ưa chuộng. Hãy cùng theo dõi tiếp ở phần dưới của bài viết.
Đá bazan là gì?
Đá bazan là một loại đá magma được hình thành do sự nguội đi của nham thạch núi lửa sau quá trình phun trào. Đá bazan có cấu trúc gồm có 45 – 55% thể tích là silica, khoảng < 10% thể tích là khoáng vật chứa fenspat (trong đó 65% của đá là felspat ở dạng plagioclase). Khối lượng riêng của nó là 3.0 gm/cm3.
Quá trình phun trào và nguội đi của nham thạch núi lửa
Lịch sử hình thành đá bazan
Cấu tạo của đá bazan được hình thành do các khí hoà tan đi ra khỏi dung nham với dạng bong bóng. Bởi vì khi magma đi lên gần bề mặt, khi áp suất giảm làm khí thoát ra. Nhưng chúng bị mắc kẹt do dung nham nguội đi nhanh hơn trước khi các chất khí có thể thoát ra được.
Trong khoảng thời kỳ liên đại thái cổ, Hoả thành và đầu thời Nguyên sinh từ hàng triệu năm trước của lịch sử trái đất, các chất hóa học của magma phun trào khác nhau đáng kể so với ngày nay. Do vỏ Trái Đất chưa trưởng thành và sự khác biệt của quyển mềm. Những tảng đá núi lửa siêu mafic, với thành phần chính là silic (SiO2) dưới 45% thường được gọi là komatiit.
Ở Việt Nam, đá Bazan có nhiều và được khai thác chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên gồm các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đăk Lăk…
Đặc điểm chung của đá Bazan
– Độ cứng
Đá bazan luôn được các chuyên gia đánh giá là loại đá thuộc top có độ cứng cao và khả năng chịu lực cực tốt. Có thể nói đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của loại đá này.
Đá bazan dùng để lát lối đi
– Không chịu ảnh hưởng bởi thời tiết
Với đặc tính cách âm, cách nhiệt tốt và đặc biệt không thấm nước, nên đá bazan hoàn toàn hoàn không chịu ảnh hưởng của bất kì yếu tố thời tiết nào.
– Chống trơn trượt.
Với việc được gia công bề mặt: khò nhám hoặc băm mặt… giúp tăng độ ma sát cho bề mặt của đá. Điều này hạn chế tối đa việc xảy ra tình trạng trơn trượt.
– Có tính thẩm mỹ cao
Với vẻ đẹp giản dị nhưng có nét đặc trưng từ thiên nhiên, đá Bazan mang tới cho công trình của bạn nét rất riêng. Điều mà khó tìm thấy ở một loại đá khác.
Phân loại đá bazan
Dựa theo các đặc điểm riêng của đá, các loại đá bazan được sử dụng và phân phối ở Việt Nam gồm các loại chính sau:
– Đá bazan Cubic
+ Kích thước phổ biến: 10x10x8cm, 10x10x10cm hoặc 10x10x5cm
+ Màu sắc: Màu đen xám, ghi
+ Bề mặt thô, gồ ghề tự nhiên.
Đá bazan Cubic lát sân
– Đá bazan khò mặt
+ Bề mặt viên đá được khò nhám để chống trơn trượt hoặc có thể mài nhẵn để thay đổi vân đá.
+ Màu sắc: ghi xám, xanh đen hoặc nâu
+ Kích thước phổ biến: 10x10x5cm, 10x10x8cm, 30x60x3cm
Đá bazan khò mặt
– Đá bazan khò lửa
+ Kích thước phổ biến: 15x15x3cm, 30x30x3cm, 30x60x3cm
+ Màu sắc: đen, xám
Đá bazan khò lửa
– Đá bazan xám
+ Màu sắc: tương đồng cho mọi góc nhìn
+ Kích thước phổ biến: 30x30x2cm, 30x60x3cm, 60x60x3cm, hoặc theo yêu cầu khách hàng.
CÔNG TY ĐÁ ĐỨC HIẾU